Đây là 9 mẫu mái che mưa nắng cho sân hiên nhà nào cũng cần phải có

Phương Đàm Phương Đàm
Our Work, EcoCurves - Bespoke Glulam Timber Arches EcoCurves - Bespoke Glulam Timber Arches Giardino
Loading admin actions …

Được làm từ đủ mọi nguyên liệu như gỗ, thủy tinh, kính cường lực, vải bạt, có đủ mọi tính năng như cố định, che chắn, linh hoạt hay thậm chí là điều khiển từ xa chính là mái che sân hiên.

Những gia đình may mắn sở hữu sân thượng hay ban công chắc chắn đều yêu thích không gian thư giãn tuyệt vời này và đặc biệt, trong những thời khắc giao mùa, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn có thể thong thả ngắm nhìn mọi biến chuyển của thời tiết mà không phải lo lắng sự thay đổi thất thường của thời tiết như cơn mưa rào ập đến hay chiều hoàng hôn nắng gắt. Đó là lý do vì sao bạn cần một mái che cho hiên nhà hay sân thượng!

Tuy nhiên, việc lựa chọn được một mái che phù hợp với không gian và nhu cầu của gia đình có vẻ cũng không mấy dễ dàng và homify luôn có sẵn rất nhiều ý tưởng cho bạn đọc tham khảo. Sổ tay ý tường tập hợp 9 kiểu sân hiên phổ biến nhất hiện nay sẽ giúp bạn phần nào!

1. Mái che sân hiên lãng mạn chất liệu gỗ

Thiết kế hiên nhà này đã được xây dựng và sáng tạo trong suốt nhiều thế kỷ theo dáng mái vòm truyền thống. Hoàn toàn có thể xây dựng một cách nhanh chóng và dễ dàng, kết cấu gắn trực tiếp vào tường nhà khá chắc chắn, bạn có thể hoàn toàn an tâm về tính kiên cố cũng như đẹp mắt với hàng cột trụ tinh xảo phía trước. Ngoài ra, một số loại cây leo phát triển nhanh như hoa giấy, hoa tường vi hay ti-gôn cũng góp phần thêm cho vẻ đẹp dịu dàng và cũng lãng mạn. Một lưu ý nhỏ khi lựa chọn cây trồng là luôn đảm bảo tính hài hòa về màu sắc với tường nhà và thiết kế mặt tiền. Xem ngay Chọn xây 21 mặt tiền theo tính cách cực chuẩn.

2. Mái che sân hiên từ vải bạt

Một thiết kế mái che từ vải bạt vô cùng linh hoạt cho sân thượng hay ban công sẽ mang đến những lợi ích sau đây: cây trồng và quần áo ướt vẫn có thể hấp thu nhiệt và ánh nắng qua lớp vải có độ dày phù hợp; mưa lớn cũng sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến các đồ nội thất tại đây nếu loại vải bạt bạn lựa chọn đã qua các khâu xử lý công nghiệp về kết cấu sợi và hóa chất. Và tuyệt vời hơn nữa là sau một thời gian, bạn đơn giản chỉ cần tháo mái che xuống, giặt sạch để dùng cho mùa mới hoặc lắp loại mái che khác với chi phí vô cùng tiết kiệm. Tham khảo 5 mái che sân thượng hoàn hảo để gia đình bạn đón Trung thu.

3. Mái che sân hiên từ cây sậy

Vậy một kiểu mái che đơn giản và mềm mại như một mái tóc cho sân hiên thì sao nhỉ? Tuy không che mưa hiệu quả nhưng đây là một ý tưởng hay để che nắng. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp đơn giản để giảm ánh sáng và chú trọng đến mái vòm bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, mái lợp từ thân cây sậy khá lý tưởng cho gia đình bạn.

4. Mái che di động bằng kính

Một mái che bằng thủy tinh là sự lựa chọn đúng đắn cho những ai muốn tận hưởng ánh nắng mặt trời mà không lo mưa gió. Tuy chi phí lắp đặt có tốn kém hơn một chút nhưng sẽ có thể sử dụng trong nhiều năm mà không tốn kém khoản bảo trì, chỉ cần thỉnh thoảng để ý làm sạch bề mặt kính. Tham khảo Thi công trang trí sân vườn siêu đẹp với mái che Pergola hiện đại.

5. Mái che sân hiên hình cánh buồm

Thiết kế cánh buồm là loại mái che giúp lưu thông ánh sáng và dành riêng cho mùa hè, vừa che bớt nắng lại hút gió mát. Một ưu điểm khác của loại mái che này nằm ở hệ thống treo linh hoạt. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể sử dụng nó ở nhiều nơi khác nhau như sân hiên, bể bơi, ban công. Lựa chọn vật liệu thích hợp, thiết kế này thậm chí còn có thể che mưa khá tốt bởi hiện nay nhiều loại vải bạt chống nước theo công nghệ mới cũng đã có mặt trên thị trường.

6. Mái che bạt dày khung kim loại cho ban công

Mái che phủ trên sân thượng kiêm mái lợp là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bà nội trợ luôn muốn tất cả mọi thứ. Mái hiên này có thể được kéo dài ra nếu bạn cần che bớt ánh nắng hoặc mưa và trong thời tiết hoàn hảo, bạn có thể rút lại và làm cho mình thoải mái với không gian sân thượng hoàn toàn lộ thiên. Các loại màu sắc và vật liệu đa dạng hiện nay của dòng mái hiên này cũng cho phép bạn tạo một điểm nhấn đặc biệt trên sân thượng của mình!

7. Mái che di động kèm cửa trượt

Nơi trú ẩn kiêm sân thượng này được che chắn bằng các bức tường và hệ thống mái che di động riêng biệt, khá lý tưởng cho những người có sân hiên với hướng gió thay đổi và không đòi hỏi nhiều ánh nắng mặt trời. Các bộ phận riêng lẻ có thể xoay theo bất kỳ hướng nào và do đó, luôn luôn đảm bảo góc hút gió thuận lợi nhất.

8. Sân hiên với rèm che

Thiết kế ngoại thất đa năng này khá hữu ích và độc đáo với các loại cột chống vừa để dựng mái che làm từ thân sậy, vừa có thể chăng rèm vải che bớt gió và giữ gìn sự riêng tư cho chủ nhân. Thêm vào đó, sự kết hợp các loại vật liệu trên mái che giữa kính và thân sậy vừa đảm bảo ánh nắng gắt sẽ không làm tan chảy cốc kem ngon lành của bạn mà vẫn bảo vệ bạn khỏi những cơn mưa bất chợt. Xem ngay 6 mái che đẹp hoàn hảo cho hiên nhà bạn không sợ mưa nắng.

9. Mái che sân hiên di động khung kim loại

Loại mái che hi-tech này dành riêng cho những người trẻ năng động và mê các thiết bị điều khiển từ xa. Bộ điều khiển điện tử cho phép bạn lựa chọn các chế độ như phơi khô đồ giặt, tạo bóng mát hoặc xoay hướng ánh nắng mặt trời chỉ bằng một nút bấm. Sự lựa chọn đa dạng tất cả các sắc thái ánh sáng, nhiều chế độ che đa dạng và xây dựng đơn giản giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí cơi nới và xây cất ngoại thất cho gia đình.

Mái che truyền thống và mái di động. Chọn cái nào?

Cùng homify so sánh những ưu nhược điểm của 2 loại mái che cho hiên nhà phổ biến nhất hiện nay:

  • Tính linh hoạt: mái di động với các động cơ có thể tùy chỉnh chắc chắn sẽ linh hoạt hơn rất nhiều so với mái che nắng truyền thống, phù hợp với không gian nhà ở có kết hợp buôn bán và kinh doanh.
  • Tính thẩm mỹ: mái che truyền thống do được tính toán ngay từ khâu thiết kế, do vậy hình thức dễ kết hợp hài hòa với kiến trúc ngôi nhà. Tuy vậy, mái di động lại đa dạng hơn về mặt mẫu mã do đó mang lại nhiều sự lựa chọn cho người xây nhà.
  • Thời gian lắp đặt: tùy vào kinh nghiệm của từng đội thi công nhưng nhìn chung, mái di động có thời gian thi công lắp đặt nhanh hơn rất nhiều so với làm mái hiên truyền thống.
  • Giá thành: cả mái di động và mái che truyền thống đều có mức giá từ khoảng 200.000 – 700.000/m2 tùy vào ưu nhược điểm của từng loại.

Xem thêm: 100 thiết kế sân vườn tuyệt đẹp cho mọi diện tích nhà

Hai bisogno di aiuto con il progetto della tua casa?
Contattaci!

Articoli più recenti